Gác lại tình riêng...
"Từ tình yêu dành cho chó mèo, nghĩ cách tạo ra những bộ quần áo đẹp để thú cưng đáng yêu hơn nên mình theo đuổi công việc này. Hiện, mình đã gắn bó 7 năm với lĩnh vực này, có thu nhập ổn định. Mình thấy ngành công nghiệp thú cưng tại Việt Nam khá tiềm năng vì ngày càng có nhiều người nuôi chó mèo và thương yêu chúng, xem như thành viên trong gia đình. Bởi vậy, những sản phẩm dành cho thú cưng rất được ưa chuộng", chị Trang cho biết.Lương cơ sở tăng từ ngày 1.7, mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên thế nào?
Để giúp loại bỏ cảm giác no quá mức, uể oải, đầy hơi, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 5 mẹo hay.Biết trước những thành phần nào gây khó chịu có thể giúp loại bỏ chứng đầy hơi.Bác sĩ Michael Hartman, chuyên gia dinh dưỡng đang làm việc tại Mỹ, khuyên: Biết những loại thực phẩm bản thân không dung nạp và các tác nhân gây kích thích khác là rất quan trọng để tránh hoặc hạn chế nhằm ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, theo trang tin sức khỏe của Mỹ Healthline.Để xác định những loại thực phẩm gây đầy hơi, cô Erin Palinski-Wade, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, khuyến nghị nên ghi lại nhật ký thực phẩm hằng ngày.Tốt nhất là theo dõi thực phẩm bạn ăn, khẩu phần ăn, thời gian, cũng như bất kỳ triệu chứng nào bạn cảm thấy. Điều này có thể giúp bạn xác định thực phẩm có thể gây đầy hơi.Chờ quá lâu giữa các bữa ăn cho đến khi đói thường có thể dẫn đến ăn quá nhanh và quá nhiều, điều này có thể gây ra tình trạng đầy hơi, chuyên gia Palinski-Wade cho biết.Thay vì dành tất cả cho một bữa ăn lớn, hãy ăn các bữa ăn và đồ ăn nhẹ đều đặn để hỗ trợ tiêu hóa trong suốt cả ngày.Hãy cẩn thận với các loại thực phẩm có thể gây đầy hơi, như ăn cùng lúc nhiều rau họ cải, quá nhiều chất xơ hoặc nhiều chất béo, muối và đường, cô ấy nói.Chuyên gia Palinski-Wade gợi ý nên ăn uống điều độ. Hãy chọn khẩu phần ăn gồm 1/3 là rau củ quả, 1/3 là protein nạc và 1/3 còn lại là món yêu thích, cô nói. Điều này cho phép bạn thưởng thức tất cả các món ăn mà không ăn quá nhiều, giúp giảm đầy hơi.Các loại rau như rau bina, cải xoăn, cải thìa, măng tây và cải cầu vồng có hàm lượng nước cao và cũng ít calo và chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Chúng có tác dụng tốt trong việc giảm đầy hơi, chuyên gia cho biết.Chuyên gia Palinski-Wade khuyên nên tăng dần chất xơ để thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh và giảm đầy hơi, nhưng đừng tăng cùng lúc quá nhiều chất xơ vì có thể dẫn đến đầy hơi nhiều hơn. Ngoài ra, nếu không tăng lượng nước hấp thụ khi tăng chất xơ, cũng có thể dẫn đến đầy hơi và táo bón.Các loại rau họ cải như bông cải xanh cũng có thể gây ra nhiều khí hơn, vì vậy, tốt nhất là nên ăn các loại rau này khi nấu chín thay vì ăn sống để giảm đầy hơi, chuyên gia Palinski-Wade cho biết.Uống rượu cùng bữa ăn thịnh soạn có thể khiến đầy hơi tồi tệ hơn. Bác sĩ Hartman khuyên nên uống nhiều nước nhưng cần uống rải ra để ngăn ngừa đầy hơi, đừng uống nhiều nước cùng lúc vì có thể làm tăng đầy hơi, cô cũng khuyên nên hạn chế lượng rượu, theo Healthline.
'Những trận cầu khó quên’ tại giải PES Báo Thanh Niên mở rộng 2023
Ngày 13.3, UBND H.Kon Rẫy cho biết đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Minh Đạt (35 tuổi, ở Bình Thuận), chủ điểm du lịch View siêu chill trên đèo Măng Đen (thuộc TT.Đăk Rve, H.Kon Rẫy).Cụ thể, ông Đạt bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: xây dựng 8 hạng mục, công trình (gồm: nhà sàn, nhà bán hàng, nhà vệ sinh, hàng rào…) trên đất trồng cây lâu năm với diện tích 1.200 m2 để kinh doanh là sử dụng đất sai mục đích; sử dụng thửa đất tại khoảnh 4, lô 16, tiểu khu 520, thuộc thôn 4, TT.Đăk Rve nhưng chưa kê khai, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định.Tổng số tiền phạt đối với 2 hành vi nêu trên là 31,5 triệu đồng. Đồng thời, UBND H.Kon Rẫy cũng buộc ông Nguyễn Minh Đạt khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc thực hiện đăng ký đất đai theo quy định.Như Thanh Niên đã đưa tin, điểm du lịch View siêu chill nằm trên đỉnh đèo Măng Đen có nhiều vi phạm và nhiều lần bị chính quyền địa phương kiểm tra, lập biên bản vi phạm khi kinh doanh, buôn bán trên đất nông nghiệp là sử dụng đất sai mục đích; tự ý đấu nối với QL24 khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép.Tại các biên bản làm việc, đoàn kiểm tra yêu cầu chủ đầu tư dừng mọi hoạt động buôn bán, kinh doanh, tháo dỡ biển hiệu và các chòi xây dựng sai quy định, trả lại hiện trạng ban đầu.Sau khi Báo Thanh Niên phản ánh, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan kiểm tra, đề xuất các phương án xử lý theo đúng quy định, báo cáo kết quả trước ngày 17.3 để UBND tỉnh biết, chỉ đạo.
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.
Mối quan hệ đặc biệt chưa được tiết lộ giữa Dư Hoa và Mạc Ngôn
Lời di nguyện ấy như một ngọn lửa thắp sáng trong lòng anh P.L.T.N, khiến anh không thể chần chừ. Dù trong nỗi đau thương tột cùng khi phải chia tay người ba thân yêu nhất, anh N. đã nén chặt cảm xúc và quyết định thực hiện di nguyện của ba, cũng chính là tâm nguyện của cả gia đình. Anh hiến tặng giác mạc của ba mình cho những người thiếu may mắn, những người chưa có cơ hội được nhìn thấy ánh sáng cuộc đời.Vào lúc 15 giờ ngày 8.3, nén nỗi đau thương, anh N. liên lạc với Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 để xin hiến tặng giác mạc của người ba yêu quý. Anh N cho biết ba anh là ông P.C.N (75 tuổi), ông qua đời do bệnh lao phổi, tiểu đường. Khi anh gọi điện, ba anh đã rất mệt, thở dốc, mạch đã rất yếu. Biết thời gian không còn nhiều, anh quyết định thực hiện di nguyện của ba mình, cũng là tâm nguyện chung của cả gia đình - hiến tặng giác mạc của ông cho những người kém may mắn, giúp họ tìm lại ánh sáng trong cuộc sống. Trong khoảnh khắc giác mạc được lấy, anh N. hy vọng rằng một ngày nào đó, nếu có duyên, anh sẽ lại được nhìn thấy ánh mắt của ba mình.Anh N. chia sẻ: “Mong rằng giác mạc được hiến tặng sẽ tương thích và nhanh chóng được ghép cho những bệnh nhân đang cần, để họ có thể nhìn thấy được thật nhiều sự tốt đẹp trong cuộc sống”. Gia đình anh N. cũng hy vọng rằng sẽ có thật nhiều bệnh nhân bị giảm thị lực được phục hồi ánh sáng nhờ những giác mạc hiến tặng. Chiều 8.3, các nhân viên Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nhận được cuộc điện thoại từ anh N. (sống ở TP.HCM) với mong muốn hiến tặng giác mạc của ba. Ngay lập tức, bệnh viện triển khai các lực lượng nhân viên, ê kíp, trang thiết bị, tức tốc lên đường bay đến TP.HCM. Mục tiêu hàng đầu là thu nhận giác mạc của người hiến trong thời gian sớm nhất. Đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể, để mang lại hy vọng cho những người được giúp đỡ. “Khi chúng tôi đến, khung cảnh thật trang nghiêm. Cụ an nghỉ thanh thản, gia đình tề tựu xung quanh. Các y bác sĩ từ Bệnh viện Mắt TP.HCM cũng đã kịp thời có mặt. Sau các thủ tục cần thiết, quá trình thu nhận giác mạc được tiến hành nhanh chóng và cẩn trọng" chị Nguyễn Trần Thùy Dương, cán bộ Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chia sẻ. Mặc dù công tác thu nhận giác mạc diễn ra khẩn trương, nhưng không khí vẫn rất trang nghiêm và tĩnh lặng. Đến khuya, sau khi thu nhận giác mạc xong, cả ê kíp nhanh chóng di chuyển đến sân bay để trở về Hà Nội. Với hai giác mạc thu nhận được từ ông N., ít nhất hai người khiếm thị vì bệnh lý giác mạc sẽ có cơ hội tìm lại ánh sáng, mang theo niềm hy vọng mới cho những số phận bất hạnh. Chia sẻ với Báo Thanh Niên, anh N. cho biết trước đây anh từng là một nhà báo. Hiện nay, anh vừa tốt nghiệp chuyên ngành y sĩ y học cổ truyền, đồng thời đang thực tập tại một bệnh viện ở TP.HCM. Anh chia sẻ rằng mục đích học y của anh là để có thể đồng hành và hỗ trợ ba mình trong việc trị liệu, tập luyện khi ông về già. Tuy nhiên, anh không ngờ rằng mình lại phải áp dụng những kiến thức y học vào việc chăm sóc cho ba quá sớm. Và cũng quá muộn để có thể cùng ông điều trị bệnh. "Mọi người nên cứng rắn hơn để cho ba mẹ phải đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Các phụ huynh viện nhiều lý do không đi bệnh viện khám đến khi bệnh nặng mới bắt đầu chữa trị thì sức khỏe khó phục hồi như trước”, anh N. tâm sự.